Primary tabs

Cẩm nang tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2013

Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1/6
Facebook pps: 
Printer-friendly versionPrinter-friendly versionSend by emailSend by email

Cẩm nang tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2013: Link download cuốn cẩm nang tuyển sinh điện tử (online) xem những thông tin và quy định mới nhất về kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2013

Link download Phiên bản chính thức "Cẩm nang Tuyển Sinh ĐH-CĐ 2013" của Bộ Giáo Dục Đào tạo: TẠI ĐÂY

Link download : Cẩm nang tuyển sinh 2013 của báo Tuổi trẻ: Phần 1 (200mb) | phần 2 (200mb) | phần 3 (60mb)

hướng dẫn sử dụng: sau khi download về 3 phần. bạn đọc tiến hành sử dụng phần mềm Winrar hoặc Winzip để giải nén. sau khi giải nén bạn đọc tiến hành cài đặt phần mềm vào máy tính để sử dụng.

Cẩm nang tuyển sinh 2013 sẽ mang đến những điều mà thí sinh và phụ huynh cần.

1. Trước hết bạn phải xác định mục đích chiến lược của việc đi thi đại học là cho bạn và do bạn cho nên người quyết định cho việc lựa chọn sống còn này là bạn. Ý kiến của bố mẹ trong chuyện này chỉ có vai trò tham khảo.

Tránh hiện tượng bị "ép duyên", chẳng hạn như điểm Sinh vật của bạn chỉ làng nhàng 5-6 "phẩy" nhưng bạn vẫn thi vào Y chỉ vì "Mẹ muốn sau này con là một bác sĩ" thì kết quả nhận được sẽ rất đáng buồn đấy.
2. Bạn nên lưu tâm khoảng cách giữa địa điểm các trường mình thi. Tránh đăng ký rải rác như kiểu: một trường ở Hà Nội, một trường ở miền Trung, một trường CÐ Sư phạm ở quê, rồi lại một trường trung cấp ở Hà Nội như thế vừa hao người tốn của, mà hiệu quả chưa chắc đã cao.
3. Người ta thường nói: "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng", cho nên điều quan trọng là bạn phải biết được sức học thật của mình, nếu bạn tự xét mình không phải loạl "siêu" thì đừng thi vào những trường "đỉnh" như Ngoại thương bay Ngoại giao hoặc khoa Văn, Toán, Lý, Hoá của ÐHSP.
4. Tránh chủ quan khinh đề, bạn nên nhớ đây là thi ÐH chứ không phải là kiểm tra ở lớp, đừng thấy dễ mà "xục" luôn, có khi đề hỏi một đằng lại trả lời một nẻo đấy. Hoặc là bạn thuộc lòng một câu lý thuyết rồi nên quyết định "để dành", lo làm những bài tập rồi: tùng, tùng, tùng... Lúc đó cuống cả lên dẫn đến nhầm lung tung. Mất luôn cả những điểm mà mình có thể xơi ngon ơ.
5. Tránh lộn trận địa. Chẳng hạn bạn ôn khối A ba năm, nhưng có lúc lại nghĩ "Môn Lý mình chưa chắc lắm!" thế là lại cầm bút "phệt" vào thi khối B. Bạn nên nhớ ngô phải ra ngô khoai phải ra khoai chứ như thế là cầm chắc thất bại 80%.
6. Chiến thuật tâm lý. Nhiều bạn, nhất là năm đầu tiên ở trường có tâm lý an phận thủ thường kiểu "Ôi"! Mình thi năm đầu cho biết chứ đỗ làm sao được, hoặc là "học tài thi phận". Như thế là bị cho đểm zero ở bước khởi động, chưa đánh đã run.

Cuốn cẩm nang tuyển sinh 2013 Online chính thức từ NXB Giáo dục sẽ được cập nhật trong thời gian tới

Môn hóa: Đi sâu vào kiến thức cơ bản và cụ thể

Cô Trần Thị Phụng - Tổ trưởng tổ hóa Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TP.HCM) cho biết: “Đề thi cao đẳng mức độ khó sẽ thấp hơn 2 đợt thi ĐH. Tuy nhiên đề sẽ đi sâu hơn vào những phần kiến thức cơ bản, trọng tâm và cụ thể thay vì đặt ra những câu hỏi rắc rối đòi hỏi nhiều suy luận như đợt thi ĐH. Với phần bài toán, đề sẽ chú trọng tới dạng bài áp dụng định luật hơn bài toán suy luận như kỳ thi ĐH. Do vậy, TS cần chú ý nắm vững các kiến thức cơ bản, đặc biệt là lý thuyết và các định luật”.

Tiếng Anh: Phần đọc hiểu chưa chắc dễ hơn ĐH

Thầy Hà Ngọc Hiển - giáo viên tiếng Anh Trường THPT Võ Thị Sáu (TP.HCM) khuyên: “Với phần từ vựng, đề CĐ dễ hơn ĐH. Riêng bài đọc hiểu vẫn sẽ là phần để phân loại TS. Kinh nghiệm các năm cho thấy, bài đọc hiểu đợt CĐ không hẳn dễ hơn ĐH. Từ 2 đợt thi ĐH vừa rồi có thể thấy xu hướng ra đề khá dài nhưng không khó hiểu mà vấn đề nằm ở câu hỏi”. Để làm tốt bài đọc hiểu, thầy Hiển cho rằng: “Trong 3 bài đọc hiểu, thường phần điền từ vào chỗ trống dễ hơn nên ưu tiên làm trước. Để làm tốt bài đọc, cách tốt nhất TS nên đọc trước để hiểu rõ câu hỏi rồi mới đến bài đọc và chọn đáp án.

Văn: Dễ nhưng không đơn giản

Cô Triệu Thị Huệ - Tổ trưởng tổ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM cho rằng TS khi làm bài cần có chính kiến và cảm xúc thì bài văn mới hay. “Đề văn CĐ có thể sẽ nhẹ hơn đề thi ĐH một chút, nhưng không có nghĩa là đơn giản. Các em đã trải qua 2 đợt thi nên đã có dịp cọ xát với đề thi, rồi từ đáp án của bộ cũng có thể đối chiếu, rút kinh nghiệm về cách làm bài”, cô Huệ nói. Ở câu 1, TS dành ra khoảng 15-20 phút trả lời rõ ràng, rành mạch những kiến thức đã học chứ không nhất thiết phải làm thành một bài văn. Ở câu nghị luận xã hội, TS cần lưu ý quan sát, nắm bắt những vấn đề thời sự gần gũi đang diễn ra trong cuộc sống.

Sử: Nội dung đã ra ở ĐH vẫn có thể xuất hiện ở CĐ

Cô Nguyễn Kim Tường Vy - Tổ trưởng tổ sử - địa - giáo dục công dân Trường THPT Nguyễn Hiền, TP.HCM nhấn mạnh: “Nên nhớ nội dung đề thi ĐH không có nghĩa sẽ không ra lại trong kỳ thi CĐ, mà có thể sẽ ra theo một hướng khác, do đó các em không nên bỏ qua và cũng không nên học tủ”. Theo cô Vy, trong mỗi sự kiện lịch sử diễn ra, nếu TS không thể nhớ được chính xác ngày, tháng thì vẫn phải nhớ năm của sự kiện, và cố gắng nhớ được ngày, tháng, năm ở mốc quan trọng nhất của sự kiện. Ngoài ra, cô Vy đưa ra một số lưu ý giúp TS tránh sai sót trong quá trình làm bài: “Lỗi TS thường phạm nhiều nhất là trình bày không đúng trình tự logic câu hỏi, các mốc sự kiện theo dòng thời gian. Những bài làm không đi theo đúng các bước và cũng không có ý tương đồng với đáp án thì vẫn bị trừ điểm”. Cô Vy nói thêm: “Hình thức bài thi cũng rất quan trọng, những bài thi chữ quá xấu, sai chính tả, chữ không đọc được, trình bày luộm thuộm cũng dễ bị mất điểm. Ngược lại, những bài làm trình bày, diễn đạt tốt, dễ nhìn có thể được cộng thêm 0,25 điểm. TS cũng cần chú ý không nên để khoảng trống trong bài làm, điều đó cho thấy sự lúng túng về tâm lý, không mạch lạc trong logic khiến cán bộ chấm thi cũng có thể không cho tròn điểm”.

Thạc sĩ Phạm Hồng Danh - Trưởng bộ môn toán cơ bản Trường ĐH Kinh tế TPHCM cho biết một số kinh nghiệm trong qua trình chấm thi: “TS thường sai do thiếu bình tĩnh khi làm bài, tính toán thiếu cẩn thận dẫn đến kết quả sai. Bên cạnh đó, có TS không nhớ kiến thức cũ để áp dụng tính toán. Đề môn toán đợt thi CĐ có thể sẽ dễ hơn nhưng TS không được chủ quan ở phần tính toán”.Toán: Đừng chủ quan khi tính toán

Vật lý: Đề sẽ ít có câu khó

Theo ông Nguyễn Văn Phùng - Tổ trưởng tổ vật lý Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM, qua quan sát các năm, có thể thấy mức độ đề thi CĐ nhẹ nhàng hơn thi ĐH, câu khó cũng rất ít. Mức độ khó so với đề thi ĐH khoảng 7/10. Vì thế các năm qua, nhiều trường CĐ lấy điểm chuẩn cao vì đề dễ hơn.

Sinh học: Sẽ không có phần giảm tải

Thầy Trần Ngọc Danh - Tổ trưởng tổ sinh học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM nhấn mạnh: “Cần chú ý là ban đề thi ĐH và CĐ khác nhau nên cách ra đề không giống nhau. Tuy nhiên, theo chỉ đạo chung, cấu trúc đề của ĐH và CĐ sẽ có những phần khá giống nhau. Một điểm cần chú ý nữa là trong đề thi ĐH vừa qua, không có phần giảm tải trong SGK cơ bản vì vậy TS không cần ôn phần này. Kinh nghiệm trong đợt thi ĐH vừa qua là có một số câu “gài bẫy”, nếu TS chủ quan, không đọc kỹ thì làm bài sẽ không chính xác. TS có xu hướng làm bài tập quá khó nhưng thực tế đề thi ít ra, vì vậy TS chỉ cần xem lại kiến thức trong chương trình là đủ.

Tuyệt đối không mang điện thoại vào phòng thi

Hôm nay 14.7, TS dự thi CĐ sẽ làm thủ tục đăng ký dự thi (ĐKDT). Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, đợt này có 454.211 hồ sơ TS ĐKDT, chiếm tỷ lệ 25% trong tổng số 1.812.592 hồ sơ dự thi ĐH, CĐ. So với năm 2011, tỷ lệ hồ sơ TS ĐKDT CĐ giảm 7,83%. Tỷ lệ hồ sơ giữa các khối như sau: khối A là 53,8%; A1 2,4%; khối B 16,6%; khối C 5,8%; khối D1 17,1%; khối khác 4,3%.

Những điều cần đặc biệt lưu ý trong kỳ tuyển sinh 2013

Trao đổi với PV về những điều cần đặc biệt lưu ý trong kỳ thi, ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết: “TS tuyệt đối không mang tài liệu, điện thoại di động vào phòng thi vì đây là các lỗi chủ yếu dẫn đến kỷ luật đình chỉ trong 2 đợt thi vừa qua”.

Mặc dù 2 đợt thi vừa qua chưa có trường hợp nào mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi, nhưng các trường CĐ vẫn thực hiện tập huấn khá nghiêm túc về điểm mới trong quy chế tuyển sinh năm nay. Tiến sĩ Trần Mạnh Thành - Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, TP.HCM cho biết: “Giám thị sẽ cho TS đăng ký mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Nếu các em thấy cần thiết thì cứ sử dụng nhưng phải đảm bảo không gian lận, không gây ồn ào, không làm ảnh hưởng tới việc làm bài của TS khác. Nếu vi phạm thì dù không gian lận các em vẫn bị đình chỉ thi”.

Cẩm nang tuyển sinh 2013 của báo Thanh Niên

Trong cuộc hành trình tìm kiếm, thực hiện giấc mơ học tập, thay đổi cuộc đời; thí sinh sẽ không bao giờ đơn độc vì bên cạnh các bạn luôn có gia đình, người thân yêu, bạn bè.

Cẩm nang tuyển sinh 2013 của Báo Thanh Niên sẽ là một trong những bạn đường tin cậy của thí sinh trong hành trình đó.

Nuôi dưỡng ước mơ, thay đổi cuộc đời

Ở lứa tuổi 17 ai cũng có rất nhiều ước mơ. Đây chính là động lực để chúng ta phấn đấu, là hương vị giúp cuộc đời có ý nghĩa hơn. Ước mơ sẽ được nuôi dưỡng, phát triển nếu có một môi trường tốt, một nơi để ươm mầm.

Những người thực hiện cuốn cẩm nang này đều trải qua những tháng ngày tuổi trẻ với nhiều ước mơ đẹp. Và chúng tôi cũng có khoảng thời gian bối rối, lúng túng để tìm nơi vun đắp, thực hiện những hoài bão của mình. Hiểu được những băn khoăn đó của thí sinh nên khi thực hiện cẩm nang, chúng tôi mong muốn mình là người bạn đường dẫn dắt, hướng dẫn thí sinh vào mọi ngóc ngách của thông tin. Từ đó giúp thí sinh chọn lọc có định hướng, quyết định những con đường để thực hiện được ước mơ.

 

Cẩm nang tuyển sinh, tuyển sinh đại học, cuốn cẩm nang tuyển sinh, cẩm nang tuyển sinh online, cẩm nang tuyển sinh trực tuyến, cẩm nang tuyển sinh 2013, cẩm nang tuyển sinh bộ giáo dục

Học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân đón nhận Cẩm nang tuyển sinh 2013 của Báo Thanh Niên - Ảnh: Lê Thanh

Nhiều người tin rằng muốn thay đổi cuộc đời phải bắt đầu từ việc học. Điều này càng đúng với những ai không có sự trợ giúp gì ngoài năng lực thật sự của mình, những thí sinh xuất thân từ vùng nông thôn. Có muôn ngả đường của sự học, có vô vàn lối vào đời lập thân, lập nghiệp; vấn đề là chúng ta sẽ xác định đâu là hướng đi phù hợp với năng lực và sở trường của mình. Cuốn cẩm nang phần nào cung cấp cho thí sinh những cơ sở để ra quyết định phù hợp.

Ai nắm chắc thông tin, người đó có nhiều cơ hội

Trong một thế giới bùng nổ thông tin thì người chiến thắng sẽ là người tiếp cận sớm và biết xử lý thông tin hợp lý, khôn ngoan.

Các thí sinh sẽ có những gì từ cuốn Cẩm nang tuyển sinh 2013 do Báo Thanh Niên phát hành?

Điều đầu tiên thí sinh cần đọc là các thông tin mới nhất về kỳ thi tuyển sinh năm 2013. Một kỳ thi vẫn theo phương thức “ba chung” (chung đề, chung đợt, chung kết quả xét tuyển) nhưng có những điều chỉnh về mặt kỹ thuật như: thay đổi chỉ tiêu ngành kinh tế ở các trường, cách thức tuyển sinh mới vào 10 trường khối ngành văn hóa nghệ thuật, thi liên thông chung với kỳ thi tuyển sinh chính quy, các ngành học mới, rút ngắn thời gian xét tuyển

 

Cẩm nang tuyển sinh, tuyển sinh đại học, cuốn cẩm nang tuyển sinh, cẩm nang tuyển sinh online, cẩm nang tuyển sinh trực tuyến, cẩm nang tuyển sinh 2013, cẩm nang tuyển sinh bộ giáo dục

Thí sinh sẽ tìm thấy những số liệu cần thiết như chỉ tiêu tuyển sinh vào từng ngành của các trường năm 2013, tỷ lệ chọi theo ngành, điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 theo nhóm ngành, điểm trúng tuyển và chỉ tiêu xét tuyển bổ sung các trường năm 2012... được sắp xếp một cách hệ thống và tập hợp đầy đủ trong cẩm nang này. Có lẽ đây là phần mà nhóm biên soạn đã đầu tư thời gian nhiều nhất với sự dày công tỉ mỉ nhằm đem lại cho người đọc cái nhìn trọn vẹn, tra cứu dễ dàng nhất về thông tin tuyển sinh của các trường.

Vài năm trở lại đây, Bộ GD-ĐT không còn ban hành cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Tuy nhiên, thông qua bài viết của các chuyên gia ở từng môn học, thí sinh sẽ tìm thấy những lời khuyên hữu ích về cách thức ôn tập và làm bài thi hiệu quả. Đó sẽ là những hướng dẫn chi tiết về cách học thuộc dễ nhớ, cách làm bài tốt các môn tự nhiên, xã hội, chú ý với đề thi CĐ, nhận định về xu hướng ra đề thi mở ở một số môn xã hội, cách làm bài để đạt điểm cao như các thủ khoa… Song song đó, những chuyên gia trong lĩnh vực y tế và dinh dưỡng sẽ chia sẻ bí quyết giảm áp lực và tăng cường sức khỏe trong mùa ôn thi.

Đây là lần đầu tiên Báo Thanh Niên đưa vào cẩm nang bộ công cụ trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp trong việc lựa chọn ngành nghề. Trải qua các bước này, thí sinh sẽ có thêm một điểm tựa vững chắc để quyết định chọn ngành thi nào cho phù hợp với bản thân mình.

Vào ĐH không phải con đường duy nhất để đi đến thành công. Do vậy, bên cạnh thông tin về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, cẩm nang sẽ mở ra nhiều hướng đi khác để học sinh chọn lựa như: học nghề, TCCN…

Ngoài ra, cẩm nang còn là sổ tay cần thiết cho sinh viên trong năm đầu nhập học với những thông tin cần thiết như: học kỹ năng, vay vốn, tìm nhà trọ, mua sắm, quản lý tài chính, tìm việc làm, tìm nơi trau dồi ngoại ngữ, hệ thống thư viện, nơi vui chơi giải trí sau giờ học… Và điều quan trọng không kém là những hoạt động thiện nguyện giúp sinh viên sống có ích với cuộc đời, xã hội…

Nguồn: http://kenhtuyensinh.vn/cam-nang-tuyen-sinh-dai-hoc-cao-dang